Triển khai nghiên cứu biên soạn tài liệu giảng dạy lịch sử huyện Như Xuân

Đầu tháng 4/2024, Hội đồng quản lý Viện Nghiên cứu Lịch sử và Văn hóa Việt tổ chức hội nghị triển khai nghiên cứu biên soạn tài liệu giảng dạy lịch sử trong các trường phổ thông và Trung tâm Chính trị huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Đây là nội dung trong chương hợp tác giữa Huyện ủy Như Xuân và Viện Nghiên cứu Lịch sử và Văn hóa Việt trong việc triển khai, nghiên cứu, xuất bản các ấn phẩm về lịch sử văn hóa trong đó có biên soạn tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương.

 

Di tích lịch sử Địa điểm thành lập Đảng bộ huyện Như Xuân

 (xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa)

Với mục đích trang bị những thông tin, kiến thức về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, chính trị – xã hội; quá trình hình thành, xây dựng và phát triển huyện Như Xuân; qua đó nâng cao nhận thức, bồi dưỡng niềm tin, phát huy truyền thống lịch sử, văn hoá và cách mạng; khơi dậy tinh thần yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; làm cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ huyện Như Xuân thêm yêu thương, gắn bó với quê hương. Đây là công trình khoa học giáo dục; do vậy, tài liệu phải phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; bảo đảm các yêu cầu về kiến thức, phương pháp giảng dạy; tính Đảng, tính khoa học trong nghiên cứu, biên soạn; phát huy tính chủ động, sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu, vận dụng kiến thức vào thực tiễn của đối tượng người học ở từng cấp học.

Di tích lịch sử – văn hóa Đình Thi, thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân.

Hội đồng quản lý Viện quyết định thành lập Ban nghiên cứu biên soạn bao gồm các nhà sư phạm lịch sử có trình độ Tiến sĩ 2 thành viên và 1 thư ký đề tài. Đồng thời, mời thêm các nhà nghiên cứu của địa phương tham gia phối hợp thực hiện, dự kiến công trình hoàn thành đầu năm 2025.

VIHC